Từ hôm qua 1.4, Chính phủ Singapore bắt đầu thực thi
lệnh cấm bán thức uống có cồn từ sau 22h30 mỗi ngày và sau 19h đến sáng
hôm sau trong những ngày cuối tuần và lễ tết.
1. Những ngày gần đây, chúng ta nhắc nhiều tới Singapore sau sự ra đi của “nhà kiến tạo” Lý Quang Diệu với triết lý nổi tiếng: “Công nghệ phương Tây, văn hóa Phương Đông, giá trị Singapore”. Singapore, một mảnh đất hiếm tài nguyên, ngay cả nước ngọt, có trở thành một trung tâm kinh tế của thế giới được không, nếu không có cái tên Lý Quang Diệu, với những chính sách quyết đoán và nghiêm khắc. Lệnh hạn chế rượu bia đi ngay vào cuộc sống của một quốc gia Á Đông cũng nằm trong diễn tiến của việc hoạch định và thực thi chính sách ấy, bất chấp có sự phản đối của các nhóm lợi ích.
Nhưng cấm bán rượu là chuyện không mới, ngay cả với xứ ta. Có tới 87 nước trên thế giới quy định về giờ cấm bán rượu bia, vô số nước áp dụng quy định tuổi được phép uống rượu bia. Giữa năm ngoái, dự thảo quy định cấm bán rượu bia sau 22h của Bộ Y tế đã thu hút sự chú ý của xã hội với những ý kiến trái chiều. Trước đó, năm 2013 chúng ta có quy định các loại rượu đều phải có nhãn mác, hộ gia đình sản xuất rượu phải có giấy phép. Trường hợp không có giấy phép sẽ bị cấm lưu hành. Nhưng “quốc lủi” vẫn tràn lan trong đời sống, xuất hiện ở mâm cơm của mọi nhà mà không cần bất cứ nhãn mác hay dấu đỏ nào. Những qui định, dự thảo cứ thoảng qua như một hơi men.
2. Sau lệnh cấm của Singapore, có rất nhiều thứ cần phải suy ngẫm nếu nhìn lại những dự thảo “đối đầu” với tình trạng lạm dụng rượu bia luôn luôn… chết yểu.
Ở nơi mà uống rượu bia phổ biến như thói quen của số đông thì tác hại không chỉ ở những sự vụ, mà nó ắt sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển xã hội.
Mới đây, một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á – Thái Bình Dương và thấp hơn Singapore gần 15 lần. Có ngàn lẻ một lý do “ăn cắp” thời gian trong công việc như cà phê, tán gẫu cả tiếng đồng hồ, đến giờ làm việc thì lướt Facebook, chat, “nấu cháo” điện thoại… Và chắc hẳn không thể thiếu một lý do là rượu bia.
Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch và báo cáo của Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam cho biết, năm ngoái lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam đạt 3,1 tỷ lít xếp thứ nhất Đông Nam Á và thứ ba châu Á. Nếu so sánh cụ thể, mỗi người Việt Nam uống gấp 15 lần so với một người Singapore, một con số “ngược”.
Từ khi ông Hommel mở một xưởng nấu bia đầu tiên ở Hà Nội năm 1891, bên đường đê Parreau, tức đường Hoàng Hoa Thám ngày nay, đến bây giờ, trong bảng xếp hạng, Việt Nam luôn là quốc gia có mức tiêu thụ rượu bia lớn nhất thế giới.
William Shakespeare có một câu nói khá nổi tiếng: “Rượu kích thích lòng ham muốn nhưng làm tàn lụi hiệu năng”. Trong trường hợp này đối với chúng ta, William Shakespeare đã đúng. Và có lẽ chúng ta cũng cần học Singapore khi ứng xử với rượu bia.
1. Những ngày gần đây, chúng ta nhắc nhiều tới Singapore sau sự ra đi của “nhà kiến tạo” Lý Quang Diệu với triết lý nổi tiếng: “Công nghệ phương Tây, văn hóa Phương Đông, giá trị Singapore”. Singapore, một mảnh đất hiếm tài nguyên, ngay cả nước ngọt, có trở thành một trung tâm kinh tế của thế giới được không, nếu không có cái tên Lý Quang Diệu, với những chính sách quyết đoán và nghiêm khắc. Lệnh hạn chế rượu bia đi ngay vào cuộc sống của một quốc gia Á Đông cũng nằm trong diễn tiến của việc hoạch định và thực thi chính sách ấy, bất chấp có sự phản đối của các nhóm lợi ích.
Nhưng cấm bán rượu là chuyện không mới, ngay cả với xứ ta. Có tới 87 nước trên thế giới quy định về giờ cấm bán rượu bia, vô số nước áp dụng quy định tuổi được phép uống rượu bia. Giữa năm ngoái, dự thảo quy định cấm bán rượu bia sau 22h của Bộ Y tế đã thu hút sự chú ý của xã hội với những ý kiến trái chiều. Trước đó, năm 2013 chúng ta có quy định các loại rượu đều phải có nhãn mác, hộ gia đình sản xuất rượu phải có giấy phép. Trường hợp không có giấy phép sẽ bị cấm lưu hành. Nhưng “quốc lủi” vẫn tràn lan trong đời sống, xuất hiện ở mâm cơm của mọi nhà mà không cần bất cứ nhãn mác hay dấu đỏ nào. Những qui định, dự thảo cứ thoảng qua như một hơi men.
2. Sau lệnh cấm của Singapore, có rất nhiều thứ cần phải suy ngẫm nếu nhìn lại những dự thảo “đối đầu” với tình trạng lạm dụng rượu bia luôn luôn… chết yểu.
Ở nơi mà uống rượu bia phổ biến như thói quen của số đông thì tác hại không chỉ ở những sự vụ, mà nó ắt sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển xã hội.
Mới đây, một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á – Thái Bình Dương và thấp hơn Singapore gần 15 lần. Có ngàn lẻ một lý do “ăn cắp” thời gian trong công việc như cà phê, tán gẫu cả tiếng đồng hồ, đến giờ làm việc thì lướt Facebook, chat, “nấu cháo” điện thoại… Và chắc hẳn không thể thiếu một lý do là rượu bia.
Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch và báo cáo của Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam cho biết, năm ngoái lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam đạt 3,1 tỷ lít xếp thứ nhất Đông Nam Á và thứ ba châu Á. Nếu so sánh cụ thể, mỗi người Việt Nam uống gấp 15 lần so với một người Singapore, một con số “ngược”.
Từ khi ông Hommel mở một xưởng nấu bia đầu tiên ở Hà Nội năm 1891, bên đường đê Parreau, tức đường Hoàng Hoa Thám ngày nay, đến bây giờ, trong bảng xếp hạng, Việt Nam luôn là quốc gia có mức tiêu thụ rượu bia lớn nhất thế giới.
William Shakespeare có một câu nói khá nổi tiếng: “Rượu kích thích lòng ham muốn nhưng làm tàn lụi hiệu năng”. Trong trường hợp này đối với chúng ta, William Shakespeare đã đúng. Và có lẽ chúng ta cũng cần học Singapore khi ứng xử với rượu bia.
Nguồn: