Ít tâm sự, chẳng trò chuyện, không trao đổi, đôi vợ chồng thời công nghệ số chẳng khác nào hai hòn đá cuội tròn trịa nằm cạnh nhau, không xô xát, chẳng va chạm, nhưng giữa họ là một rừng rào cản, được “bí mật hoá” bằng những password tẻ nhạt.
* Tấm thẻ ATM không biết nói
Trước kia, mỗi khi chồng lĩnh lương, được bao nhiêu mang về nộp vợ và chỉ giữ lại một chút tiền nhỏ để tiêu riêng, chủ yếu là cho ăn sáng, mua thuốc lá, bơm vá xe đạp, xe máy. Có anh nào không thật thà, để lại kha khá tiền trong ví thì thường bị vợ kiểm tra, rút bớt ra. Trong hoàn cảnh “cái khó ló cái khôn”, nhiều anh chồng đành lập quỹ đen, để chi dùng cho những việc riêng tư, dù cho nó không đen tối, nhưng cũng ngại nói cho vợ biết. Từ đó có khái niệm “quỹ đen”. Quỹ đen thường được cất giấu ở tủ, ngăn bàn làm việc ở cơ quan, nhét kín giữa hai cuốn sách dày trên giá sách hay kẹp trong cuốn sổ công tác. Nhiều anh cất kỹ quá, lúc cần dùng lại quên chỗ, đành huy động cả vợ con lục tung đồ đạc để tìm.
Nay thì khác rồi. Chồng có thẻ ATM mở tại ngân hàng Vietinbank, vợ cũng có cái thẻ ấy, nhưng lại do ngân hàng Techcombank cấp. Mỗi người một thẻ, với những mã số bí mật mà không ai nói với ai. Vợ nhìn thấy cái thẻ của chồng vứt chỏng chơ trên bàn mà chịu chết, không thể biết trong đó có bao nhiêu tiền. Có người vợ tò mò, nhân lúc chồng đi vắng, mang thẻ ATM của chồng ra quầy rút tiền tự động. Vừa đưa thẻ vào, “nó” yêu cầu nhập mã số bí mật, người vợ mới ngớ ra là mình đâu có biết. Chị thử nhấn số ngày sinh của chồng, máy bảo “sai mã số”. Chị thử lại bằng cách nhấn 6 số cuối cùng trong số điện thoại di động của chồng, “nó” vẫn không chấp nhận. Tức mình, chị kiểm tra thêm vài số nữa. Bất ngờ thẻ bị “nuốt” vì nó nghi có người sử dụng thẻ “ăn trộm”. Lo lắng, hoảng sợ, chị về thú nhận với chồng để anh ấy báo ngân hàng về sự cố nuốt thẻ này.
Cũng vì có cái thẻ với mã số bí mật mà có người phụ nữ sống sung túc, bởi chị có một “anh bạn thân” làm giám đốc ở trong Nam, thỉnh thoảng lại gửi tặng chị một món quà quy ra tiền mặt, được gửi vào thẻ ATM mang tên chị.
Nhìn hai chiếc thẻ vuông vức, có kích thước bằng nhau, nằm cạnh nhau như hai miếng kim lạo lạnh giá, vô hồn, nhiều người ngao ngán cho tình cảm vợ chồng thời công nghệ số.
* Yêu người trong máy tính
Chiếc máy tính nối mạng đã trở thành vật không thể thiếu trong các gia đình ở thành phố. Nhiều nhà có vài ba chiếc máy: máy bố, máy mẹ, máy con. Tiện ích của máy tính nối mạng không ai có thể phủ nhận, nhưng cũng như tấm huy chương, vẻ vang đấy, lấp lánh đấy, song vẫn có mặt trái của nó.
Thấy vợ cơm nước xong là lên phòng ôm máy tính, người chồng đã tưởng dạo này cô ấy nhiều việc, phải tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ nghề nghiệp. Nhưng đêm nào cô ấy cũng thức rất khuya, lại khép chặt phòng mình, thỉnh thoảng lại thấy vợ cười ré lên thích thú, người chồng sinh nghi. Có lần, anh đột ngột vào phòng mình, thấy người vợ đang ngồi chat, trên đó hiện lên dòng chữ: “chờ anh tí nhé cưng, anh đi … giải quyết nỗi buồn”. Hoá ra người vợ chat với một người đàn ông nào đó lâu tới mức anh ta không kìm được, phải xin dừng để vào toilet. Cái giọng ăn nói với nhau đã ra chiều bỗ bã, lôi cả chuyện đi vệ sinh ra nói với nhau, chứng tỏ họ đã phải quen thân nhau lâu lắm. Giật mình khi phát hiện chồng đứng sau mình, người vợ vội tắt nguồn máy tính “phụt một cái”, thế là chồng chịu chết. Anh đâu có biết nick của vợ là gì.
Lại có người chồng cả tháng không yêu vợ một lần. Tối nào cũng ngồi trên phòng làm việc của mình. Anh thường tìm kiếm những “hình ảnh mát mẻ” của các cô gái, những đoạn clip quay cảnh nóng, rồi tải về máy tính, giấu kín ở một thư mục để xem dần. Máy tính của anh không chỉ đòi hỏi phải nhập password khi khởi động máy, mà mỗi ổ đĩa, mỗi thư mục đều có password riêng, nên khi người chồng đi vắng, người vợ tò mò kiểm tra cũng chịu chết. Nhìn cái máy tính của chồng, người vợ trào lên lòng căm ghét cái “công cụ thời @” này. Đụng đến đâu là đòi password đến đó, còn gì là cởi mở, còn đâu chia sẻ vui buồn? Nhiều người ngao ngán thốt lên rằng “cuộc sống hiện đại là như thế này ư?”.
* Những chú dế bị “khoá miệng”
Hồi trước, khi người chồng chưa phát hiện vợ hay kiểm tra điện thoại di động của mình, thì nó thường được vứt lăn lóc, khi thì ở mặt bàn, lúc ở trên giường. Nhưng rồi chuyện này cũng bị lộ. Một hôm chồng đang tắm, thấy máy điện thoại của chồng “tít một cái”. Nhìn vào màn hình, thấy báo có tin nhắn. Người vợ tò mò mở thử. Trong đó hiện lên dòng chữ: “Em de bao trong ngan ban anh nhe!”. Thì ra cô văn thư cơ quan mang báo lên phòng cho người chồng, nhưng anh có việc về sớm, cô đành để nó vào ngăn bàn, rồi nhắn tin cho anh biết, sáng mai đến sớm, lấy mà xem. Nhưng khốn nỗi, người vợ lại dịch thành: ” Em để bao trong ngăn bàn anh”. Trời ơi, chúng nó làm gì với nhau ở cơ quan mà phải dùng “bao”. Gớm thật, bọn “giam phu dâm phụ” này còn dùng ám hiệu, ai lạ gì cái chữ viết tắt “bao” chính là “bao cao su”. Chẳng trách, vừa về đến nhà đã lao vào buồng tắm, định xoá hết “vết tích ăn vụng” đây mà. Đang cơn nổi nóng, người vợ đạp cửa xông vào buồng tắm của chồng, cầm điện thoại dí sát vào mặt chồng: ” Sướng chưa, anh có người chuẩn bị bao cho rồi nhé. Tha hồ an toàn. Chẳng trách cả tháng chẳng thèm ngó ngàng gì đến vợ”. Khi nghe chồng giải thích, chị vợ vẫn không an tâm. Chị cho rằng anh “già mồm”. Từ hôm đó, điện thoại của anh được cài mã số bảo mật.
Đáng lẽ thời kỹ thuật số, những phương tiện hiện đại sẽ mang lại cho con người những tiện ích, giúp cuộc sống vợ chồng thêm vui vẻ, ấm cúng. Ai ngờ, chỉ vì không biết tận dụng những giá trị tốt đẹp, mà lại quá chú trọng tới “tác dụng phụ” của những phương tiện kỹ thuật ấy, khiến cho những tấm thẻ rút tiền, những chiếc máy tính nối mạng, những “chú dế” đáng yêu bị “bịt miệng” bởi những mã số bí mật. Ai dám chắc rằng hai trái tim của hai kẻ ở cùng một nhà ấy không khép chặt, muốn mở phải có “mã số”, mà những người biết mã số mở cửa những trái tim lại không phải là người vợ, người chồng.
Trước kia, mỗi khi chồng lĩnh lương, được bao nhiêu mang về nộp vợ và chỉ giữ lại một chút tiền nhỏ để tiêu riêng, chủ yếu là cho ăn sáng, mua thuốc lá, bơm vá xe đạp, xe máy. Có anh nào không thật thà, để lại kha khá tiền trong ví thì thường bị vợ kiểm tra, rút bớt ra. Trong hoàn cảnh “cái khó ló cái khôn”, nhiều anh chồng đành lập quỹ đen, để chi dùng cho những việc riêng tư, dù cho nó không đen tối, nhưng cũng ngại nói cho vợ biết. Từ đó có khái niệm “quỹ đen”. Quỹ đen thường được cất giấu ở tủ, ngăn bàn làm việc ở cơ quan, nhét kín giữa hai cuốn sách dày trên giá sách hay kẹp trong cuốn sổ công tác. Nhiều anh cất kỹ quá, lúc cần dùng lại quên chỗ, đành huy động cả vợ con lục tung đồ đạc để tìm.
Nay thì khác rồi. Chồng có thẻ ATM mở tại ngân hàng Vietinbank, vợ cũng có cái thẻ ấy, nhưng lại do ngân hàng Techcombank cấp. Mỗi người một thẻ, với những mã số bí mật mà không ai nói với ai. Vợ nhìn thấy cái thẻ của chồng vứt chỏng chơ trên bàn mà chịu chết, không thể biết trong đó có bao nhiêu tiền. Có người vợ tò mò, nhân lúc chồng đi vắng, mang thẻ ATM của chồng ra quầy rút tiền tự động. Vừa đưa thẻ vào, “nó” yêu cầu nhập mã số bí mật, người vợ mới ngớ ra là mình đâu có biết. Chị thử nhấn số ngày sinh của chồng, máy bảo “sai mã số”. Chị thử lại bằng cách nhấn 6 số cuối cùng trong số điện thoại di động của chồng, “nó” vẫn không chấp nhận. Tức mình, chị kiểm tra thêm vài số nữa. Bất ngờ thẻ bị “nuốt” vì nó nghi có người sử dụng thẻ “ăn trộm”. Lo lắng, hoảng sợ, chị về thú nhận với chồng để anh ấy báo ngân hàng về sự cố nuốt thẻ này.
Cũng vì có cái thẻ với mã số bí mật mà có người phụ nữ sống sung túc, bởi chị có một “anh bạn thân” làm giám đốc ở trong Nam, thỉnh thoảng lại gửi tặng chị một món quà quy ra tiền mặt, được gửi vào thẻ ATM mang tên chị.
Nhìn hai chiếc thẻ vuông vức, có kích thước bằng nhau, nằm cạnh nhau như hai miếng kim lạo lạnh giá, vô hồn, nhiều người ngao ngán cho tình cảm vợ chồng thời công nghệ số.
* Yêu người trong máy tính
Chiếc máy tính nối mạng đã trở thành vật không thể thiếu trong các gia đình ở thành phố. Nhiều nhà có vài ba chiếc máy: máy bố, máy mẹ, máy con. Tiện ích của máy tính nối mạng không ai có thể phủ nhận, nhưng cũng như tấm huy chương, vẻ vang đấy, lấp lánh đấy, song vẫn có mặt trái của nó.
Thấy vợ cơm nước xong là lên phòng ôm máy tính, người chồng đã tưởng dạo này cô ấy nhiều việc, phải tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ nghề nghiệp. Nhưng đêm nào cô ấy cũng thức rất khuya, lại khép chặt phòng mình, thỉnh thoảng lại thấy vợ cười ré lên thích thú, người chồng sinh nghi. Có lần, anh đột ngột vào phòng mình, thấy người vợ đang ngồi chat, trên đó hiện lên dòng chữ: “chờ anh tí nhé cưng, anh đi … giải quyết nỗi buồn”. Hoá ra người vợ chat với một người đàn ông nào đó lâu tới mức anh ta không kìm được, phải xin dừng để vào toilet. Cái giọng ăn nói với nhau đã ra chiều bỗ bã, lôi cả chuyện đi vệ sinh ra nói với nhau, chứng tỏ họ đã phải quen thân nhau lâu lắm. Giật mình khi phát hiện chồng đứng sau mình, người vợ vội tắt nguồn máy tính “phụt một cái”, thế là chồng chịu chết. Anh đâu có biết nick của vợ là gì.
Lại có người chồng cả tháng không yêu vợ một lần. Tối nào cũng ngồi trên phòng làm việc của mình. Anh thường tìm kiếm những “hình ảnh mát mẻ” của các cô gái, những đoạn clip quay cảnh nóng, rồi tải về máy tính, giấu kín ở một thư mục để xem dần. Máy tính của anh không chỉ đòi hỏi phải nhập password khi khởi động máy, mà mỗi ổ đĩa, mỗi thư mục đều có password riêng, nên khi người chồng đi vắng, người vợ tò mò kiểm tra cũng chịu chết. Nhìn cái máy tính của chồng, người vợ trào lên lòng căm ghét cái “công cụ thời @” này. Đụng đến đâu là đòi password đến đó, còn gì là cởi mở, còn đâu chia sẻ vui buồn? Nhiều người ngao ngán thốt lên rằng “cuộc sống hiện đại là như thế này ư?”.
* Những chú dế bị “khoá miệng”
Hồi trước, khi người chồng chưa phát hiện vợ hay kiểm tra điện thoại di động của mình, thì nó thường được vứt lăn lóc, khi thì ở mặt bàn, lúc ở trên giường. Nhưng rồi chuyện này cũng bị lộ. Một hôm chồng đang tắm, thấy máy điện thoại của chồng “tít một cái”. Nhìn vào màn hình, thấy báo có tin nhắn. Người vợ tò mò mở thử. Trong đó hiện lên dòng chữ: “Em de bao trong ngan ban anh nhe!”. Thì ra cô văn thư cơ quan mang báo lên phòng cho người chồng, nhưng anh có việc về sớm, cô đành để nó vào ngăn bàn, rồi nhắn tin cho anh biết, sáng mai đến sớm, lấy mà xem. Nhưng khốn nỗi, người vợ lại dịch thành: ” Em để bao trong ngăn bàn anh”. Trời ơi, chúng nó làm gì với nhau ở cơ quan mà phải dùng “bao”. Gớm thật, bọn “giam phu dâm phụ” này còn dùng ám hiệu, ai lạ gì cái chữ viết tắt “bao” chính là “bao cao su”. Chẳng trách, vừa về đến nhà đã lao vào buồng tắm, định xoá hết “vết tích ăn vụng” đây mà. Đang cơn nổi nóng, người vợ đạp cửa xông vào buồng tắm của chồng, cầm điện thoại dí sát vào mặt chồng: ” Sướng chưa, anh có người chuẩn bị bao cho rồi nhé. Tha hồ an toàn. Chẳng trách cả tháng chẳng thèm ngó ngàng gì đến vợ”. Khi nghe chồng giải thích, chị vợ vẫn không an tâm. Chị cho rằng anh “già mồm”. Từ hôm đó, điện thoại của anh được cài mã số bảo mật.
Đáng lẽ thời kỹ thuật số, những phương tiện hiện đại sẽ mang lại cho con người những tiện ích, giúp cuộc sống vợ chồng thêm vui vẻ, ấm cúng. Ai ngờ, chỉ vì không biết tận dụng những giá trị tốt đẹp, mà lại quá chú trọng tới “tác dụng phụ” của những phương tiện kỹ thuật ấy, khiến cho những tấm thẻ rút tiền, những chiếc máy tính nối mạng, những “chú dế” đáng yêu bị “bịt miệng” bởi những mã số bí mật. Ai dám chắc rằng hai trái tim của hai kẻ ở cùng một nhà ấy không khép chặt, muốn mở phải có “mã số”, mà những người biết mã số mở cửa những trái tim lại không phải là người vợ, người chồng.